Định hướng phát triển
Hiện toàn huyện có 25 hợp tác xã ( HTX) (trong đó: lĩnh vực nông nghiệp 20 HTX, phi nông nghiệp 05 HTX), tổng số vốn điều lệ đăng ký 18,060 tỷ đồng với 514 thành viên, 1.000 lao động, tổng diện tích đất sản xuất 856,90ha; đồng thời huyện đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu 04 dự án cho 02 HTX và đề xuất chủ trương đầu tư 02 dự án, gồm: xây dựng kho bảo quản lạnh cam sành bằng khí nitơ cho HTX Cam Sành Phương Thúy và đầu tư xây dựng nhà kho cho HTX nông nghiệp Tích Khánh.
Những cải tiến công nghệ nông nghiệp đang chuyển đổi các giải pháp quản lý cây trồng và chăn nuôi, phân tích dữ liệu nông nghiệp thúc đẩy năng suất trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
9 tháng đầu năm, mặc dù trong điều kiện thời tiết bất thường như hạn, xâm nhập mặn, triều cường dâng cao, tuy nhiên nhờ sự tập trung, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, các chỉ tiêu kinh tế đều đạt khá, đáng nói là các chỉ tiêu về sản xuất nông nghiệp đạt cao so với nghị quyết, hiện giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản thực hiện trên 3.381 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 3.005 tỷ đồng, ước cuối năm thực hiện đạt trên 4.017 tỷ đồng, đạt 100% so nghị quyết.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản diễn ra trong bối cảnh các hiện tượng thời tiết và thiên tai cực đoan xuất hiện nhiều nơi như nắng nóng xảy ra trên diện rộng trong mùa khô, mưa nhiều xen kẽ nắng nóng, giông, lốc, gió mạnh xảy ra trong mùa mưa; tình hình sạt lở, sụt lún bờ sông, kênh, rạch, giông, lốc, mưa lớn, triều cường, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi có xảy ra nhưng đã hạn chế được mức độ thiệt hại đến sản xuất và đời sống nhân dân. Nhiều loại rau, màu, trái cây, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản được tiêu thụ nội địa tương đối thuận lợi. Kết quả thực hiện một số nội dung chủ yếu như sau:
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.
Vừa qua, Huyện ủy Trà Ôn tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết năm 2023. Ông Nguyễn Văn Minh-Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh-Bí thư Huyện ủy Trà Ôn chủ trì hội nghị.
Thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích đất canh tác, những năm qua các cấp hội nông dân trong huyện Long Hồ đã tích cực vận động hội viên chuyển đổi cây trồng, nâng cao giá trị đất sản xuất nông nghiệp trên cùng diện tích.
Trước dự báo tác động của hiện tượng El Nino sẽ gây ra nguy cơ xâm nhập mặn, thiếu nước gay gắt trong mùa khô năm 2023-2024 và dự báo rầy nâu sẽ tập trung xuất hiện vào những ngày giữa tháng (từ ngày 10-15 dương lịch), Sở Nông nghiệp-PTNT khuyến cáo vụ lúa Đông Xuân năm 2023-2024 trên địa bàn tỉnh nên xuống giống tập trung “né rầy”, đồng loạt trên từng khu vực; đặc biệt, vùng có nguy cơ nhiễm mặn cần xuống giống sớm để "né mặn" ở thời điểm cuối vụ.
Ngày 10/7/2023 Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định số 1607/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch sản xuất cây trồng chủ lực và tiềm năng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long với mục tiêu phát triển bền vững các cây trồng chủ lực và tiềm năng với quy mô lớn và tập trung, chất lượng cao theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng, liên kết trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng giá trị xuất khẩu, thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh.
Theo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp, giai đoạn 2018 – 2023, hàng năm ngành nông nghiệp xây dựng kế hoạch thực hiện tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân thông qua tổ chức đoàn thể chính trị huyện, bên cạnh đó, còn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp hoạt động có liên quan đến sản xuất nông nghiệp tổ chức việc chuyển giao kỹ thuật bằng nhiều hình thức như: tổ chức trực tiếp theo lớp, theo mô hình, dự án đầu tư ứng dụng, các điểm trình diễn kết hợp với hội thảo đầu bờ, các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật,…
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta, nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tạo ra sự chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, ngay từ khi mới triển khai, Ban thường vụ Huyện ủy Trà Ôn đã chỉ đạo và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và cụ thể hóa bằng các nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác tập chung chỉ đạo quyết liệt và có nhiều đổi mới. Đến nay toàn huyện có 10/13 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (Thiện Mỹ, Tích Thiện, Thuận Thới, Hựu Thành, Thới Hòa, Hòa Bình, Xuân Hiệp, Phú Thành, Lục Sĩ Thành và Vĩnh Xuân), trong đó có 03 xã đạt xã NTM nâng cao (Hựu Thành, Xuân Hiệp và Thiện Mỹ).
Việc ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch là một trong những giải pháp góp phần phục vụ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Nhằm chuyển đổi diện tích lúa không ổn định hoặc không đảm bảo đủ nguồn nước tưới trong quá trình sản xuất sang trồng các loại cây trồng hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản trên cơ sở vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở các xã, thị trấn trong địa bàn huyện để khai thác được những lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên của từng khu vực, tạo thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với khối lượng sản phẩm lớn, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa hiệu quả cao, phục vụ cho việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp của huyện.
Ngày 01/8/2022, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Công văn số 4294/UBND-KTNV về việc triển khai Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 theo Quyết định số 585/QĐ-TTg, ngày 20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Trà Ôn, từ đầu năm đến nay, ngành đã tích cực khuyến cáo nông dân ứng dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, ứng dụng phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng… giúp nông dân sản xuất đạt hiệu quả cao.
Thực hiện đề án cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đoạn 2018-2021, huyện Long Hồ đã đầu tư 67,3 tỉ đồng để thi công 74 công trình thủy lợi.
UBND huyện Long Hồ vừa thống nhất cho triển khai 9 dự án mời gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vốn ngoài ngân sách đến năm 2025.
Ngày 28/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Năm 2022 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo nền tảng khôi phục, tăng trưởng kinh tế và thực hiện mục tiêu kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2021-2025; Huyện Tam Bình tiếp tục lãnh đạo thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững đáp ứng yêu cầu của thị trường. Triển khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các chính sách hỗ trợ nông nghiệp theo hướng tập trung có trọng tâm, trọng điểm. Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện. Triển khai kế hoạch thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để phát triển sản phẩm đặc trưng của huyện.
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đang được cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở triển khai thực hiện. Bằng sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân huyện Mang Thít trong xây dựng nông thôn mới đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Kết quả xây dựng nông thôn mới đang từng bước làm thay đổi toàn diện đời sống của người dân trên địa bàn nông thôn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về mức sống, chất lượng cuộc sống giữa người dân vùng nông thôn với thành thị.