Mô hình sản xuất
Với 4 công đất trồng xen ca cao trong vườn dừa, một nông dân ở ấp Hồi Trinh, xã Xuân Hiệp (Trà Ôn) phấn khởi vì cho thu nhập khá, góp phần ổn định đời sống gia đình.
Năm 2024, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Bình Tân phối hợp với chính quyền địa phương xã Nguyễn Văn Thảnh thực hiện “Mô hình canh lúa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật giảm phát khí thải nhà kính (1 phải 6 giảm) vụ Đông Xuân 2024-2025” tại ấp Hòa Thạnh với diện tích 97,6 ha, 74 hộ nông dân tham gia.
Đến xã Trung Thành Đông – huyện Vũng Liêm, một xã vùng nông thôn nằm cặp tuyến sông Cổ Chiên, điều đầu tiên chúng ta nhìn thấy là màu xanh của những cánh đồng trồng cây lác. Cây lác được trồng khoảng 4 đến 5 tháng thì có thể thu hoạch và thời gian thu hoạch có thể kéo dài đến khoảng 7 đến 8 năm mới cần cải tạo trồng mới. Đây là một lợi thế khi tiết kiệm được chi phí đầu tư cho người nông dân.
Đáp ứng mục tiêu về chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái địa phương, xu thế biến đổi khí hậu và nhu cầu của thị trường, trong những năm gần đây, các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đã triển khai nhiều dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, tổ chức sản xuất. Sau đây là 4 nhóm mô hình nổi bật trong số 41 mô hình triển khai thực hiện thí điểm từ năm 2020-2023.
Chị Đặng Thị Cẩm Tú, Chi hội trưởng Phụ nữ ấp Rạch sâu xã Quới Thiện Huyện Vũng liêm, là một trong những người tiên phong với mô hình trồng cau vàng xen trong vườn xoài ở địa phương.Lúc đầu, chị chỉ coi cau vàng là loại cây phụ, lợi nhuận không đáng kể. Tuy nhiên, từ khi thương lái đổ xô đến thu mua lá, nhất là lá cau vàng cung cấp cho các shop hoa tươi thì loài cây này đã đem lại thêm cho chị nguồn thu nhập không nhỏ. Hiện trong vườn xoài nhà chị, Tú ngoài 500 bụi trúc bách hợp và 2.500 bụi trúc đốm, chị đã trồng xen trên 12.000 bụi cau vàng,. Chỉ tính riêng cau vàng, mỗi đợt (6 tháng) chị bán khoảng 50.000 lá với giá 600 đồng/lá, thu nhập gần 30 triệu đồng. Nếu tính mỗi tháng, chị thu nhập trên 6 triệu đồng.
Thời gian qua, mô hình trồng rau nhút tại xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn cho hiệu quả kinh tế cao đang được địa phương tìm cách nhân rộng để nông dân có thêm hướng sản xuất mới, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình.
Hiện nay tại các xã thuộc huyện Long Hồ, bà con nông dân đang thực hiện mô hình nuôi ếch trong vèo, trong bề xi măng để tạo thêm thu nhập cho gia đình.
Vũng Liêm là một huyện nằm ở phía Đông của tỉnh Vĩnh Long, thế mạnh của huyện là sản xuất nông nghiệp với hơn 70% lao động trong ngành. Phát triển nông nghiệp được chính quyền địa phương quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng về số lượng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hàng hóa....Với định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung gắn với quy hoạch vùng sản xuất thì nuôi thủy sản là loại hình được chú trọng và có tiềm năng phát triển nhằm tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, góp phần phát triển nghề nuôi thủy sản của tỉnh theo hướng liên kết sản xuất có hiệu quả ở quy mô nông hộ, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về nguồn thực phẩm thủy sản có giá trị, từng bước mở rộng vùng nuôi lươn an toàn thực phẩm để cung cấp sản phẩm cho thị trường, gắn kết chặt chẽ sản xuất và tiêu thụ, giúp người dân an tâm phát triển sản xuất.
Với điều kiện chuyên canh lúa kém lợi nhuận, cùng với việc canh tác khoai lang đang gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ. Trong năm 2022, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Tân đã thực hiện mô hình “Sản xuất khoai môn luân canh trên nền đất lúa theo hướng GAP” với quy mô 3,5 ha/ 3 hộ tại xã Nguyễn Văn Thảnh (02 hộ/2,5 ha) và Tân Lược (1 hộ/1 ha) thuộc huyện Bình Tân. Khi tham gia mô hình bà con nông dân đã được tập huấn kỹ thuật canh tác và hỗ trợ 30% củ giống, 50% vật tư thiết yếu để thực hiện mô hình.
Nhằm hỗ trợ nông dân ứng dụng cơ giới hóa vào khâu gieo sạ trong sản xuất lúa, đồng thời áp dụng các tiến bộ về giống, kỹ thuật canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất so với phương pháp sạ truyền thống. Năm 2022, Trung tâm Dịch vụ Kỹ Thuật Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Bình Tân thực hiện mô hình ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa thuộc dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng cơ giới hóa (máy sạ theo khóm) trong sản xuất lúa ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2022 – 2023” tại ấp Kinh Mới, xã Mỹ Thuận, huyện Bình Tân với quy mô 25 ha/15 hộ tham gia sản xuất. Mô hình được thực hiện trên giống lúa OM 18 cấp xác nhận.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong năm 2022, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Thiện Mỹ tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang rau màu và cây ăn trái nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong năm qua, do ảnh hưởng dịch Covid-19 khiến nhiều loại nông sản của huyện Bình Tân giảm mạnh, đặc biệt là khoai lang tím Nhật nên các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao của huyện cũng giảm đáng kể, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cũng như thu nhập của người dân.
Hơn 5 năm trở lại đây, mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt trên địa bàn huyện Long Hồ vẫn được duy trì và phát triển bởi kỹ thuật nuôi đơn giản, giá cả đầu ra ổn định và luôn ở mức cao. Mô hình này ngày càng được nhân rộng, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động nông thôn, tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2020 nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã xác định nông nghiệp là thế mạnh cần phải tập trung phát triển để nâng cao giá trị sản xuất, những năm qua, Ban chỉ đạo xã tăng cường vận động nhân dân thực hiện tốt kế hoạch cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả, tăng cường công tác chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp.
Thành phố Vĩnh Long xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp trên địa bàn trong tình hình dịch bệnh Covid-19 nhằm mục tiêu đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm tại chỗ và cung cấp cho người dân trên địa bàn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố đã triển khai 2 mô hình nông nghiệp đảm bảo thực hiện "nhiệm vụ kép" vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa đảm bảo các mặt hàng nông sản được sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ nhanh, thuận lợi, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo đúng quy định trong phòng chống dịch Covid-19. Cụ thể:
Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đang là hướng phát triển kinh tế của người nông dân trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, không chỉ giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích, ổn định thu nhập đời sống, tại các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, những luống rau củ quả xanh mướt, những loài hoa đủ màu khoe sắc thực sự là những điểm tham quan du lịch và trải nghiệm lý thú đối với du khách khi đến với thành phố Vĩnh Long.
Tiếp nối thành công dự án “Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ trứng vịt theo hướng giá trị gia tăng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2017 – 2020”, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Vĩnh Long tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện Dự án “Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ trứng vịt theo hướng giá trị gia tăng tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025”, năm 2021. Quy mô: 18.500 con, 37 hộ (mỗi hộ 500 con).
Qua một năm thực hiện mô hình nuôi lươn thương phẩm không bùn theo hướng liên kết sản xuất thuộc dự án “Phát triển các mô hình nông nghiệp đô thị theo hướng ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2017-2020” được Trung tâm khuyến nông (nay là Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp) triển khai tại thị trấn Long Hồ trong năm 2020. Đến nay 10 hộ nông dân tại thị trấn đã nuôi được 10 tháng và mang lại nhiều kết quả khả quan. Cụ thể: tỉ lệ sống trung bình đạt 85% , kích cở lươn thu hoạch được từ 4-5 con/kg (đặc biệt có những hộ đạt từ 2-3 con/kg ). Năng suất thu hoạch trung bình thu hoạch 250-300kg/mô hình (ban đầu giao có 500 con/kg), và nhân rộng mô hình với 7.000 con/2 hộ.
Tận dụng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẳn có phục vụ lợi ích của con người, đồng thời duy trì sự phát triển bền vững của hệ thống sản xuất không chỉ là mục đích của các nhà khoa học mà còn là của nông dân sản xuất hiện nay. Cùng với khí hậu hài hoà, đất đai màu mỡ và thiên nhiên ưu đãi đã đem nhiều lợi thế cho bà con xã Nhơn Bình, huyện Trà Ôn.