Kỹ thuật thủy sản
Vào thời điểm giao mùa, các yếu tố môi trường nước biến động bất thường đặc biệt là chênh lệch nhiệt độ và những cơn mưa trái mùa làm cho động vật thủy sản dễ bị “sốc”, sức đề kháng yếu và mẫn cảm hơn với tác nhân gây bệnh. Đây cũng là thời điểm các mầm bệnh trên thủy sản phát triển rất nhanh nhất là vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm… gây thiệt hại lớn cho người nuôi thủy sản nếu không xử lý kịp thời. Để hạn chế thiệt hại trong quá trình nuôi làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, người nuôi thủy sản cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
Hiện nay đang là giai đoạn đỉnh điểm mùa khô, nhiệt độ tăng cao có ngày lên đến 36 - 38°C, thời tiết rất cực đoan, nhiệt độ nước biến động rất lớn giữa đêm và ngày (22 – 32°C), các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở động vật thủy sản (ĐVTS) nuôi, khi thời tiết khắc nghiệt cá, tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả về năng suất và chất lượng sản phẩm nên người nuôi cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để tránh thiệt hại sản xuất.
Hiện nay, phương pháp nuôi lươn không bùn được người dân quan tâm vì có hiệu quả kinh tế do chi phí đầu tư thấp.
Trùn chỉ hay còn gọi là giun đỏ, thuộc bộ Tubificidae được tìm thấy ở vùng nước giàu dinh dưỡng và là loài sinh vật chỉ thị cho khu vực bị ô nhiễm. Chúng thường sống bằng cách vùi một phần cơ thể xuống đáy bùn và phần còn lại hướng thẳng lên và uốn lượn gợn sóng, quần thể trùn chỉ không phải chỉ duy nhất loài Tubiflex mà còn bao gồm nhiều loài khác (Limnodrilus).
Lươn là loài thủy đặc sản được thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng do phẩm chất thịt thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Trong những năm gần đây nông dân ĐBSCL rất chú ý nghề nuôi lươn để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng nội địa và thị trường xuất khẩu, nếu áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật sẽ thu được năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển nuôi đối tượng này, từ giải pháp sáng tạo kỹ thuật “Nghiên cứu ứng dụng sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo” do Chi cục Thủy sản Vĩnh Long thực hiện từ năm 2013- 2015 đến nay đã mở ra một nghề lao động nông thôn mới trong tỉnh nói riêng và ĐBSCL nói chung, các mô hình sản xuất lươn giống đã tạo thêm nguồn thu nhập rất đáng kể cho người dân, đặc biệt là với những nông hộ có diện tích sản xuất hạn hep. Từ đó, đã chủ động được phần nào nguồn lươn giống nên phong trào nuôi lươn phát triển khá nhanh tại các tỉnh ĐBSCL và Đông Nam bộ. Tuy nhiên, người sản xuất giống cũng gặp khó khăn khi muốn mở rộng quy mô sản xuất do nguồn thức ăn chính của lươn bột hiện nay là trùn chỉ ngày càng khan hiếm và chất lượng không ổn định. Ngoài ra, nguồn thức ăn tươi sống này còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao do khó kiểm soát được chất lượng đồng thời khi cho ăn trùn chỉ dư thừa cũng dễ gây ô nhiễm môi trường nước dẫn đến dịch bệnh có điều kiện phát sinh từ đó làm giảm tỉ lệ sống khi ương lươn từ giai đoạn bột lên giống.
Trong một hội thảo về nâng cao nhận thức và chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng kháng sinh được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) và Cơ quan hợp tác phát triển Nauy (Norad) thực hiện đã vạch ra được các giải pháp khả thi nhằm thay thế thuốc kháng sinh trong bối cảnh người nuôi lạm dụng kháng sinh quá mức không những gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe động vật thủy sản mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Cá bống Tượng là loài có kích thước lớn nhất trong các loài thuộc họ cá bống. Thịt cá thơm ngon, ít xương và có giá trị kinh tế cao. Theo thống kê (1990), sản lượng khai thác tự nhiên ở các tỉnh Nam bộ, Nam trung bộ và Tây nguyên khoảng 40 tấn/năm, tuy nhiên trong hơn 20 năm gần đây, nguồn lợi thủy sản nói chung và cá bống Tượng nói riêng ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Vì thế, sản xuất giống nhân tạo giống loài thủy sản này được nghiên cứu sâu và ứng dụng thực tiễn đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm ngày càng cao phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Hiện nay, phong trào nuôi lươn đã hình thành và phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương với nhiều hình thức khác nhau như nuôi lươn không bùn, có bùn, nuôi trong can nhựa,... Trong đó nuôi lươn không bùn trên bể đang được người nuôi lựa chọn và đã đem lại hiệu quả kinh tế nhất định. Do đó, để phong trào nuôi lươn có thể phát triển ổn định và bền vững thì những người nuôi lươn, nhất là những người chuẩn bị nuôi cần lưu ý những vấn đề sau:
Hiện nay, mô hình nuôi ếch đang dần phổ biến ở nhiều địa phương, sức cạnh tranh thị trường ngày một tăng cao. Vì vậy, người chăn nuôi cần được tiếp cận với những kĩ thuật nuôi ếch thương phẩm bài bản hơn, để đạt được hiệu quả kinh tế tốt nhất, đem lại nguồn lợi nhuận cao.
Cá sặc rằn với chất lượng thịt ngon, có giá trị kinh tế cao, thích nghi tốt với môi trường, có thể sống được với nước phèn có pH = 4,5, độ mặn từ 6 - 7 %o và hàm lượng oxy hòa tan thấp (3mg/l). Cá thuộc nhóm ăn mùn bã hữu cơ và trong nuôi thâm canh cá có thể ăn được thức ăn viên nên cá sặc rằn đang được nhiều nông dân lựa chọn là đối tượng nuôi để phát triển kinh tế.
Trong những năm gần đây, nuôi thủy sản ở quy mô nông hộ tại huyện Bình Tân khá phát triển, góp phần cải thiện thu nhập, ổn định kinh tế nông hộ. Tuy nhiên, việc chi phí đầu vào của các mô hình nuôi ngày càng tăng do giá thức ăn, vật tư tăng đã làm giảm đáng kể lợi nhuận của người nuôi. Do vậy, việc giảm chi phí nuôi, giảm giá thành sản xuất là một yêu cầu đối người nuôi thủy sản. Trong đó, việc nuôi ghép nhiều loại thủy sản trong ao nhằm tận dụng diện tích, nguồn thức ăn trong ao để giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích mặt nước đang được nông dân lựa chọn. Qua đó, khi nuôi ghép nhiều loại thủy sản với nhau, người nuôi cần lưu ý những điểm sau:
Trước tình hình ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khô hạn và mặn xâm nhập sâu vào các vùng nước ngọt đã gây nhiều khó khăn cho việc nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, nghề nuôi cá truyền thống trên sông rạch đang gặp nhiều khó khăn về kiểm soát dịch bệnh và nguồn nước. Vì vậy, việc đầu tư áp dụng kỹ thuật nuôi cá Điêu Hồng công nghệ cao trong hồ (bể) nổi tròn có lót bạt và không sử dụng kháng sinh được xem là bước tiến mới với nhiều tiềm năng và triển vọng.
Mô hình nuôi sò huyết trong ao nuôi tôm sú được đánh giá là bền vững, chi phí thấp, hiệu quả cao, có thể áp dụng và nhân rộng cho bà con nuôi tôm đang gặp nhiều khó khăn do vấn đề dịch bệnh trên tôm sú.
Trong những năm qua, phong trào nuôi lươn đã hình thành và phát triển khá mạnh với nhiều hình thức như nuôi lươn không bùn, có bùn, nuôi trong can nhựa... trong đó nuôi lươn không bùn trên bể (bể lót bạt, bể ximăng) đang được người nuôi lựa chọn và đã đem lại hiệu quả kinh tế nhất định. Để phong trào nuôi lươn có thể phát triển ổn định thì những người nuôi lươn, nhất là những người chuẩn bị nuôi cần lưu ý những vấn đề sau:
Từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, mưa, bão kéo dài và không theo quy luật. Để chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả của nắng nóng, mưa bão, lũ; ổn định và duy trì sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi thuỷ sản; người nuôi cần thực hiện các biện pháp sau:
Hiện nay, nghề nuôi lươn đã không còn phụ thuộc vào con giống tự nhiên và thức ăn là cá tạp xay do quy trình sản xuất lươn giống ngày càng được hoàn thiện.
Mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng bè góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, từng bước đa dạng hóa vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
Vào mùa hè, nắng nóng kéo dài hoặc mưa gió bất thường sẽ khiến các yếu tố môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột, dẫn đến thủy sản nuôi bị sốc hoặc phát sinh bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nuôi.