CMS Hiển thị Danh sách Tin Tức

Kỹ thuật chăn nuôi

  • Tác động của hiệu ứng nhà kính trong chăn nuôi ( 18/04/2025 )

    Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp nhưng cũng là một trong những ngành phát thải khí nhà kính lớn, góp phần vào biến đổi khí hậu. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), ngành này chiếm khoảng 14.5% tổng lượng khí nhà kính do con người tạo ra, cao hơn cả ngành giao thông. Các tác động của chăn nuôi đến biến đổi khí hậu chủ yếu đến từ phát thải khí nhà kính, sử dụng tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

  • Phòng bệnh mùa nắng nóng: “lá chắn” an toàn cho đàn gia súc, gia cầm ( 18/04/2025 )

    Mùa nắng nóng là thời điểm dễ phát sinh nhiều yếu tố bất lợi cho hoạt động chăn nuôi, đặc biệt là sức khỏe của đàn gia súc, gia cầm. Nhiệt độ cao, độ ẩm thay đổi, cùng sự phát triển mạnh của vi sinh vật và ký sinh trùng khiến nguy cơ bùng phát dịch bệnh tăng cao.

  • Công tác phòng chống nắng nóng cho vật nuôi ( 30/03/2025 )

    Nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra đồng thời giúp đàn vật nuôi phát triển tốt trong mùa nắng nóng; công tác phòng chống nắng nóng cho vật nuôi là hoạt động cần thiết, quan trọng nhằm bảo vệ an toàn và duy trì hoạt động bình thường cho vật nuôi. Theo đó, người chăn nuôi cần thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp sau:

  • Ăn thịt đồng loại (Cannibalism) ở gia cầm ( 15/11/2024 )

    Mổ là cách tự nhiên mà gia cầm dùng để tìm hiểu môi trường xung quanh và thiết lập trật tự xã hội ổn định, tuy nhiên, hành vi này có thể leo thang đến mức gia cầm sẽ mổ nhau đến chết (ăn thịt đồng loại). Đây là vấn đề về hành vi có thể phát triển thành thói quen sẽ tồn tại và lan rộng trong đàn như một hành vi học được, ngay cả sau khi nguyên nhân ban đầu của hành vi này đã được khắc phục.

  • Xử lý chất thải trong chăn nuôi có thể giúp giảm thiểu tác động tiêu cực, tạo ra giá trị tái sử dụng hiệu quả ( 15/10/2024 )

    Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng, cung cấp nguồn thực phẩm thiết yếu cho con người. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, đặc biệt là vấn đề chất thải. Lượng chất thải lớn từ gia súc, gia cầm nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ô nhiễm đất, nước, và không khí, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại để xử lý chất thải trong chăn nuôi không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực mà còn tạo ra giá trị tái sử dụng hiệu quả.

  • Tăng cường công tác tiêm phòng vắc xin Dại (chó, mèo) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ( 07/06/2024 )

    Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm chung giữa người và động vật có máu nóng, do một loại vi rút hướng thần kinh gây ra. Người bị nhiễm vi rút dại sẽ lên cơn dại và tử vong nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời. Đặc biệt thời tiết nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến khoảng 35-37°C, bệnh dại rất dễ phát sinh.

  • Bệnh dịch tả heo Châu phi (DTHCP), giải pháp phòng bệnh hiệu quả ( 15/05/2024 )

    Bệnh Dịch tả heo châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài heo (cả heo nhà và heo hoang dã); bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại heo. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%.

  • Ảnh hưởng của công thức khẩu phần gà đẻ đến thành phần phân chuồng ( 16/08/2023 )

    Việc sử dụng ít đạm thô cùng enzyme phytase và protease cho ảnh hưởng phân chuồng với môi trường tốt hơn và giảm giải phóng amoniac.

  • Bệnh ghẻ do Demodex canis trên chó và biện pháp phòng chống ( 28/07/2023 )

    Bệnh ghẻ do Demodex canis (Demodicosis) là kết quả của sự tăng sinh quá mức của Demodex trong da. Nó thường gặp ở chó và hiếm khi có ở mèo. Theo Frédéric Beugnet và cộng sự (2018), khoảng 50% chó trưởng thành mang Demodex canis mà không có triệu chứng bệnh. Thời gian truyền bệnh sớm nhất là trong 72 giờ đầu tiên sau khi chó con được sinh ra do chúng có thể bị nhiễm từ mẹ trong quá trình cho con bú.

  • Biện pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên bò ( 01/07/2023 )

    Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) được mô tả đầu tiên vào năm 1929 ở Zambia (Morris, 1931). Ngày nay, bệnh VDNC xuất hiện ở hầu hết lục địa Châu Phi (ngoại trừ Libya, Algeria, Morocco và Tunisia) (Tuppurainen và Oura, 2012). Tại Việt Nam, VDNC xuất hiện lần đầu vào tháng 10/2020 tại huyện Hữu Lũng, sau đó lây lan ra các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Đến tháng 8/2021 bệnh đã được ghi nhận ở Đồng Tháp, Bến Tre tiếp đó là ghi nhận ở An Giang, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ. Theo kết quả nghiên cứu của Lâm Tấn Đạt, (2022) cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh VDNC trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là 28,96% (128/442 con mắc bệnh) và tỷ lệ chết và loại thải là 4,69% (6/128 con).

  • Bệnh cúm gia cầm - khuyến cáo biện pháp phòng, chống ( 12/05/2023 )

    Hiện trên địa bàn tỉnh ước tính đến ngày 15/02/2023 đàn gia cầm có hơn 11 triệu con, trong đó đàn gà gần 8 triệu con nên việc kiểm soát, phòng, chống bệnh Cúm gia cầm cần thiết được thực hiện thường xuyên, liên tục. Để giúp người chăn nuôi và người tiêu dùng nâng cao những hiểu biết về bệnh cúm gia cầm và các biện pháp phòng chống, Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản giới thiệu về bệnh cúm gia cầm và khuyến cáo cách phòng, chống như sau:

  • Làm chậm tốc độ tăng trưởng gà thịt bằng biện pháp can thiệp dinh dưỡng ( 03/04/2023 )

    Trong 2 năm qua, gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 gây ra khiến việc quản lý trọng lượng gà thịt trở nên cần thiết. Mức độ chậm tăng trưởng gà thịt sẽ được quyết định bởi mức độ nghiêm trọng của sự gián đoạn khiến gà không thể di chuyển khỏi trang trại đến nhà máy chế biến. Áp dụng chiến lược can thiệp tăng trưởng là làm chậm tốc độ tăng trưởng và duy trì chất lượng thân thịt mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia cầm và tỷ lệ tử vong, nhưng có thể tác động đến sản lượng thịt xẻ và thịt ức.

  • Tăng cường công tác phòng chống bệnh dại chó trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ( 01/11/2022 )

    Theo Báo cáo của Cục Thú y và cơ quan y tế, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước ghi nhận 40 người tử vong do bệnh Dại tại 16 tỉnh, thành phố (tăng 02 ca tử vong so với cùng kỳ năm 2021), trong đó nhiều nhất là các tỉnh Bến Tre (12 ca), Kiên Giang (05 ca) và Gia Lai (04 ca). Trên động vật, qua công tác giám sát tại 13 tỉnh, thành phố đã thực hiện 1.248 trường hợp điều tra, trong đó, lấy mẫu của 214 chó nghi mắc bệnh Dại để xét nghiệm và phát hiện 100 trường hợp chó, mèo có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Dại tại 11 tỉnh, bao gồm: Lào Cai (05/24), Phú Thọ (32/65), Nghệ An(16/31), Đắk Lắk (29/41), Tây Ninh (01/01), Đồng Tháp (02/02), Cà Mau (04/04). Đặc biệt trong thời gian gần đây, số người tử vong do bệnh Dại có chiều hướng giảm ở các tỉnh nguy cơ cao, ngược lại có xu hướng gia tăng ở các tỉnh nguy cơ thấp và xuất hiện ở một số tỉnh mới. Nguy cơ dịch bệnh Dại tiếp tục xảy ra và gây bệnh trên người trong thời gian tới là rất cao.

  • Không sử dụng kháng sinh và giảm sử dụng kháng sinh ở gà thịt: Các chiến lược kiểm soát NE ( 15/09/2022 )

    Viêm ruột hoại tử (NE_necrotic enteritis) là bệnh do vi khuẩn Clostridium perfringens (CP) ảnh hưởng đến gà thịt từ 2-5 tuần tuổi, dẫn đến thiệt hại kinh tế đáng kể do tỷ lệ chết, tăng chi phí điều trị và giảm năng suất sống của gia cầm. Trong những thập kỷ qua, NE đã được kiểm soát bằng cách bổ sung kháng sinh trong thức ăn (AB_addition of in-feed antibiotics). Áp lực quy định loại AB và ionophore thuốc chống nhiễm trùng đã dẫn đến các vấn đề về NE lâm sàng và cận lâm sàng lớn hơn, là thách thức ngày càng tăng đối với ngành chăn nuôi gà thịt.

  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nitrat, axit prussic sau khi khô hạn ( 16/08/2022 )

    Gia súc có thể bị ốm nặng, chết sau khi ăn phải thức ăn nhiễm nitrat, axit prussic. Trong thời gian khô hạn, nitrat và axit prussic tích tụ trong thức ăn gây nguy hiểm cho vật nuôi, gia súc bị bệnh nặng và thậm chí tử vong sau khi ăn.

  • Các dấu hiệu stress nhiệt ở gia súc ( 16/06/2022 )

    Cận cảnh bò đang há hốc mồm (Hình 1) khi hè nắng nóng và đêm khô hanh, stress nhiệt thường xuyên trở thành vấn đề đối với hoạt động chăn nuôi gia súc. Dấu hiệu là thở há miệng. Người chăn nuôi nên thực hiện ngay biện pháp giúp hạ nhiệt cho vật nuôi.

  • Chăm sóc và quản lý gia cầm trong mùa mưa ( 06/05/2022 )

    Mùa mưa thường đồng nghĩa với việc tăng độ ẩm tương đối và giảm nhiệt độ; lượng mưa ảnh hưởng đến cả chất lượng và số lượng thức ăn, trong khi tốc độ gió có tác động đến sự bùng phát dịch bệnh. Với sự xuất hiện của gió mùa, cần quan tâm và chăm sóc nhiều hơn đến cây trồng cùng với vật nuôi. Do mùa mưa và lạnh kéo theo thay đổi về nhiệt độ và điều kiện thời tiết nên ảnh hưởng sâu sắc đến trang trại chăn nuôi gia cầm.

  • Sự thích nghi Giống gà GTP – Thụy Phương 2 nuôi thương phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ( 15/04/2022 )

    Giống gà GTP-Thụy Phương 2, được Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) nghiên cứu chọn tạo ra từ nguồn nguyên liệu gà Sasso và gà LV, và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật theo quyết định số: 3616/QĐ-BNN-CN, ngày 18/9/2019 của Bộ NN&PTNT về việc công nhận các giống vật nuôi mới.

  • Bệnh về mắt trên dê ( 07/03/2022 )

    Bệnh về mắt là một trong những bệnh lây lan và gây thiệt hại lớn trên đàn dê, để phòng và trị bệnh hiệu quả cần nắm vững một số kiến thức về nguyên nhân và cách phòng trị như sau:

<< < 1 2 3 4 5 6 7  ... > >>