CMS Hiển thị Danh sách Tin Tức

Kỹ thuật trồng trọt

  • Sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS - Participatory Guarantee System) – cơ hội của nông dân sản xuất nhỏ ( 01/01/2025 )

    Trên thị trường tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ, người tiêu dùng thường đặt câu hỏi liệu rằng các sản phẩm họ muốn mua có thực sự được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ? Điều này được đảm bảo dựa vào chứng nhận từ bên thứ ba (tư nhân hoặc chính phủ) hoặc dựa vào một hệ thống gồm các tổ chức và con người tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ hoặc đang sử dụng sản phẩm hữu cơ để đảm bảo cho chất lượng hữu cơ của sản phẩm. Hệ thống bảo đảm dựa vào sự tham gia của các tổ chức và con người có liên quan trực tiếp vào chuỗi cung cấp hữu cơ được gọi là Hệ thống bảo đảm cùng tham gia Participatory Guarantee System – PGS).

  • Bình Tân: Lợi ích thiết thực của việc xả lũ đón phù sa ( 31/10/2024 )

    Trên địa bàn huyện Bình Tân vào những tháng của mùa nước nổi năm 2024, đi khắp những cánh đồng đâu đâu cũng toàn là nước, bà con nông dân của những cánh đồng này thường cho nước vào ngâm ruộng nhằm cho đất nghỉ ngơi và chuẩn bị cho vụ mùa Đông Xuân sắp tới.

  • Cần có nhiều giải pháp để bảo vệ vườn cây ăn trái trong trong mùa mưa ( 05/09/2024 )

    Mùa mưa lũ năm 2024 tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp. Trong đó, lượng mưa từ tháng 7-12 tại khu vực này phổ biến ở mức cao hơn từ 5-20% so với trung bình nhiều năm. Vì vậy, đối với những loại cây ăn trái nhạy cảm như sầu riêng, mít, cóc và nhóm cây có múi đòi hỏi nhà vườn cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp chăm sóc để vườn cây tăng sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh cũng như áp lực của dịch hại.

  • Hạn chế ngộ độc hữu cơ trên lúa Thu Đông ( 02/08/2024 )

    Để tranh thủ thu hoạch trước mùa nước lũ nên bà con nông dân trên địa bàn huyện Bình Tân thường phải xuống giống cập rập, khoảng cách giữa lúa vụ Hè Thu (vụ 2) và lúa vụ Thu Đông (vụ 3) rất ngắn dao động từ 10- 15 ngày. Với thời gian ngắn như thế, rơm rạ tươi phân hủy trong điều kiện ngập nước, yếm khí sẽ sản sinh ra acid hữu cơ gây ra ngộ độc cho rễ lúa. Rễ lúa bị ngộ độc hữu cơ sẽ bị chết đen hay làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất của lúa.

  • Ảnh hưởng nắng nóng và xâm nhập mặn đến sinh trưởng của cây sầu riêng ( 19/04/2024 )

    Hiện nay, tình trạng nắng nóng kéo dài với nhiệt độ từ 35 – 36°C, ảnh hưởng làm giảm đi tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng. Bức xạ mặc trời với cường độ mạnh làm cây tăng quá trình thoát hơi nước, mất nước dẫn đến mất độ cân bằng trong các tế bào cây, lá héo úa và rụng. Cây thường gặp hiện tượng ngủ ngày tối tỉnh, quả có thể không phát triển đầy đủ hoặc rụng sớm. Nắng nóng cũng khiến cho đất trồng mất nước, độ ẩm giảm làm thiếu hụt lượng nước cung cấp cho cây và làm giảm hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi trong đất cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cây thông qua rễ. Ánh nắng mặt trời trực tiếp và nhiệt độ cao có thể gây cháy lá. Đối với những cây đang mang trái, nhiệt độ cao và khô hạn có thể gây rụng hoa và quả.

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hướng dương vụ tết ( 05/01/2024 )

    Hướng dương (Helianthus annuus) với đặc điểm hoa to, rực rỡ, biểu hiện cho sự kiêu kỳ, sức mạnh, lòng trung thực, sự trung thành và đặc biệt là biểu tượng của một thế giới hoà bình đã dần được ưa chuộng nhiều hơn trong dịp chưng tết. Trồng hoa hướng dương chậu nhờ vậy cũng trở nên phổ biến trong hoạt động trồng hoa tết của nhiều hộ dân trong những năm gần đây. Để việc trồng hoa hướng dương tết tiếp tục đạt hiệu quả cao, xin khuyến cáo bà con nông dân một số điểm kỹ thuật cần lưu ý như sau:

  • Quản lý bệnh vàng lá thối rễ và nứt thân chảy nhựa trên cây sầu riêng trong mùa mưa ( 20/11/2023 )

    Sầu riêng là một trong 14 loại cây ăn quả chủ lực đã được phê duyệt định hướng phát triển theo Quyết định số 4085/QĐ-BNN-TT, ngày 27 tháng 10 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, vào năm 2030 diện tích trồng sầu riêng của cả nước khoảng 65-75 ngàn ha, sản lượng ước đạt 830-950 ngàn tấn. Trong đó Vĩnh Long là một trong 03 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được quy hoạch là địa phương trọng điểm sản xuất sầu riêng bên cạnh Tiền Giang và Bến Tre. Hiện tại, đây được xem là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập rất phấn khởi cho người nông dân, nhất là thời điểm đầu năm 2023. Tuy nhiên cũng giống như các loại cây trồng khác, khi canh tác cây sầu riêng, người nông dân cũng phải đối mặt với rất nhiều sinh vật gây hại, trong đó có nấm bệnh Phytophthora. Phytophthora là tác nhân gây nên các bệnh quan trọng như vàng lá thối rễ, nứt thân chảy nhựa, thối trái trước và sau thu hoạch trên sầu riêng.

  • Kỹ thuật trồng hành lá cho năng suất cao ( 09/10/2023 )

    Hành lá có thể trồng quanh năm, nhưng thích hợp nhất nên trồng vào mùa nắng. Giống hành lá có 2 loại: hành sậy (hành gốc tím) và hành hương (hành gốc trắng). Hành hương là giống cây nhỏ, có mùi thơm hơn hành gốc tím. Hành sậy cho năng suất cao, ít sâu bệnh, ít đổ gãy lá. Khi chọn củ làm giống cần chọn giống củ to, mẩy, không sâu bệnh, không chọn những củ bị óp. Thời gian sinh trưởng của 2 giống hành sậy và hành hương tương đương nhau từ 40-60 ngày.

  • Canh tác khoai lang đảm bảo chất lượng xuất khẩu ( 06/10/2023 )

    Vào ngày 19/4/2023 lô khoai lang đầu tiên tại vùng trồng đã được cấp mã số thuộc huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long đã chính thức xuất khẩu chính ngạch đến thị trường Trung Quốc. Đây được xem là tin vui dành cho bà con nông dân. Mở ra nhiều cơ hội mới cho nông sản Việt Nam có thể đến nhiều vùng miền trên toàn thế giới.

  • Vai trò của phân bón và phương pháp bón phân cho vườn cây ăn trái trong mùa mưa ( 25/09/2023 )

    Phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định năng suất và chất lượng của nông sản. Đối với cây trồng nói chung và cây ăn trái nói riêng chỉ cần bón đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, trong mùa mưa các vườn cây ăn trái thường phát triển thân cành rất mạnh, song bộ rễ cây lại dễ bị suy yếu do mưa nhiều làm đất yếm khí, khả khăng hút được phân bón không bằng mùa nắng nên cần có biện pháp bón phân phù hợp.

  • Phương pháp cải tạo đất vườn bưởi 5 roi tại thị xã Bình Minh ( 09/08/2023 )

    Bưởi 5 Roi là cây ăn trái đặc sản nổi tiếng của thị xã Bình Minh nói riêng và Vĩnh Long nói chung, được trồng chủ yếu tại xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh. Đặc biệt năm 2013, bưởi 5 Roi Mỹ Hòa được cấp chỉ dẫn địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm bưởi 5 Roi xuất khẩu sang các nước mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Theo đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến 2020 định hướng đến 2030, bưởi 5 Roi là cây trồng chủ lực cần củng cố khôi phục tiếp tục đầu tư phát triển vùng chuyên canh phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, duy trì năng suất chất lượng sản phẩm.

  • Vai trò của bộ rễ khỏe và bộ lá xanh đối với canh tác cây có múi trong mùa mưa ( 26/06/2023 )

    Đối với cây trồng nói chung và nhóm cây có múi nói riêng, ngoài bộ rễ có vai trò quan trọng ra thì bộ lá cũng giữ vai trò rất quan trọng. Nếu có bộ rễ khỏe và bộ lá của cây xanh tốt sẽ giúp cho cây sinh trưởng mạnh và quang hợp tốt, tổng hợp chất dinh dưỡng qua lá tốt hơn, từ đó cây sẽ ra hoa nhiều và đồng loạt, tỷ lệ đậu quả cao và năng suất, chất lượng quả cũng cao hơn.

  • Quản lý hiện tượng vàng lá chết cây trên ổi ( 29/03/2023 )

    Ổi là loại cây ăn trái dễ trồng, thích nghi với nhiều loại đất, mau cho trái và cho thu hoạch nhiều vụ trong năm. Thời gian qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái phù hợp điều kiện biến đổi khí hậu và tăng hiệu quả kinh tế khác, thì việc chọn trồng ổi được người dân ưu tiên và diện tích trồng ổi ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, trên cây ổi bị nhiều dịch hại tấn công, trong đó hiện tượng vàng lá chết cây đang diễn ra phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng trái.

  • Hiệu quả mô hình trồng hành lá với phương pháp nhân giống bằng hạt ( 10/01/2023 )

    Hành lá là cây dễ trồng, ngắn ngày, dễ chăm sóc, giá cả ổn định, lợi nhuận thu được từ hành lá cao gấp 5 - 6 lần trồng lúa. Hiện nay, mặc dù nông dân đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cây hành lá, tuy nhiên việc quản lý các đối tượng dịch hại của nông dân còn gặp nhiều trắc trở do chủ yếu dựa vào việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là chính mà không áp dụng đồng bộ các khâu kỹ thuật canh tác khác để nâng cao hiệu quả quản lý dịch hại cũng như giảm chi phí sản xuất cho người trồng hành lá. Chính vì thế mô hình “Sản xuất hành lá (Allium fistulosum) theo hướng GAP với phương pháp nhân giống bằng hạt tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm trang bị cho nông dân kiến thức trong việc chọn phương pháp nhân giống để gieo trồng, áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác trong quản lý dịch hại, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hành lá nói riêng.

  • Một số lưu ý trong khâu lập vườn và chăm sóc kiến thiết cơ bản sầu riêng ( 30/11/2022 )

    Sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc trở thành cơ hội và điều kiện thuận lợi để ngành hàng sầu riêng của Việt Nam vươn ra thị trường thế giới. Trong thời gian gần đây các doanh nghiệp tăng cường thu mua sầu riêng và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, cũng từ đó giá sầu riêng thu mua tại vườn tăng. Sự hấp dẫn của giá sầu riêng đã và đang là lý do khiến nhiều hộ mở rộng diện tích sầu riêng, song vấn đề thiết kế vườn, chọn giống và chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản đang đặt ra những thách thức cho nhà vườn.

  • Kỹ thuật ươm củ khoai môn giống ( 01/11/2022 )

    Hiện nay, bà con nông dân đặc biệt là các tỉnh miền Tây đang trồng luân canh 1 vụ lúa - 1 vụ rau màu, đem lại nguồn thu nhập cao. Trong đó, khoai môn là đối tượng cây trồng được bà con lựa chọn. Khoai môn còn có tên gọi khác là khoai sọ hay khoai nước. Đây là loài cây ưa sống ở khí hậu nhiệt đới, là loài cây thân thảo có thân ngầm phát triển thành củ. Củ khoai chứa nhiều tinh bột được dùng làm thức ăn. Phần thân bên trên mặt đất mọc thành nhiều bẹ lá xếp với nhau. Chiều cao thân cây tầm 0,5 – 1m. Chúng sinh sản vô tính bằng củ. Mỗi bụi khoai có khá nhiều củ. Thường chúng có một củ cái và nhiều củ con xung quanh. Để canh tác hiệu quả bà con thường ươm củ giống trước khi mang ra ruộng trồng thay vì trồng trực tiếp, như thế sẽ giảm khả năng hao hụt và rút ngắn thời gian trồng của cây. Để ươm củ giống khoai môn đạt hiệu quả bà con cần tiến hành theo các bước sau:

  • Kết quả tuyển chọn giống mướp (Luffa cylindrica (L.) Roem.) làm gốc ghép trên cây khổ qua tại tỉnh Vĩnh Long ( 14/10/2022 )

    Canh tác rau họ bầu bí (Cucurbitacecae) những năm gần đây ở nước ta nói chung và tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long nói riêng gặp nhiều khó khăn vì bệnh chết dây do nấm Fusarium oxysporum gây ra. Đây là loại bệnh nguy hiểm, đến nay chưa có thuốc phòng trị hữu hiệu, gây thiệt hại lớn đến năng suất cũng như hiệu quả kinh tế. Điển hình là việc canh tác khổ qua tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đang gặp khó khăn về thời tiết thay đổi bất thường, bộ rễ sinh trưởng kém do úng nước (mưa, làm liếp thấp) và mầm bệnh còn lưu tồn trong đất nhiều. Nông dân trồng khổ qua với mật độ rất cao (có hộ trồng đến 2.200 cây/1.000 m2), gấp 2-3 lần so với khuyến cáo để trừ hao cây xấu và cây chết. Việc làm này đã tăng chi phí sản xuất vì tốn nhiều hạt giống (100% giống lai (F1) mua từ các công ty), tăng chi phí thuốc bảo vệ thực vật vì khó quản lý dịch hại, đồng thời tăng chi phí phân bón và làm giàn.

  • Bệnh đạo ôn hại lúa và biện pháp phòng trừ ( 25/08/2022 )

    Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae gây ra là một trong những dịch hại nguy hiểm làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt lúa. Trước đây, bệnh đạo ôn chỉ gây hại trong vụ lúa Đông xuân khi thời tiết xuất hiện nhiều sương mù. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh đạo ôn đã gây hại hầu hết các vụ lúa trong năm ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay việc sử dụng thuốc BVTV của nhiều nông dân còn tùy tiện chưa tuân thủ nguyên tắc 4 đúng từ lựa chọn thuốc đặc hiệu, kỷ thuật pha chế (như lượng nước, thuốc cần pha), thời gian phun, kỹ thuật phun,…dẫn đến phải phun nhiều lần, gây ô nhiễm môi trường nhưng hiệu quả phòng trừ không cao và làm tăng thêm chi phí sản xuất. Để chủ động phòng trừ hiệu quả ngành chức năng giới thiệu về bệnh và biện pháp phòng trừ hiệu quả.

  • Sự cần thiết áp dụng phương pháp nhân giống hành lá bằng hạt ( 12/08/2022 )

    Trên địa bàn huyện Bình Tân, những năm gần đây thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng mang lại hiệu quả kinh tế cao ngày càng được người dân quan tâm trong đó có cây hành lá. Một số công trình nghiên cứu về cây hành lá cho thấy lợi nhuận bình quân của loại cây trồng này khá cao (khoảng 400 triệu đồng/ha/năm) cao gấp 5 - 6 lần cây lúa và gấp nhiều lần so với cây rau màu khác. Bên cạnh những thuận lợi, canh tác cây hành lá trên địa bàn huyện cũng gặp không ít khó khăn trong đó quan trọng nhất là công tác giống chưa được đảm bảo, đa phần nông dân tự để giống từ cây gốc hoặc mua cây hành từ các ruộng lân cận tại địa phương để nhân giống.

  • Quản lý muỗi hành (sâu năn) hại lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long ( 15/07/2022 )

    Muỗi hành hay còn gọi là sâu năn Orseolia oryzae (Wood-Mason), hại lúa vùng ĐBSCL, là dịch hại xảy ra cục bộ, trên vùng canh tác lúa 3 vụ, xuất hiện trên cả ba vụ lúa, nhưng nhiều nhất là vụ Đông Xuân và Hè Thu trong điều kiện có những đợt mưa bất thường trái vụ muỗi hànhphát triển mạnh và gây hại nặng đến năng suất. Muỗi hành tấn công cây lúa ở giai đoạn từ mạ đến đẻ nhánh thậm chí ngay cả sau khi lúa có đòng và đến trổ. Nông dân vùng ĐBSCL chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phát hiện kịp thời muỗi hành trên ruộng nên việc quản lý thường không đạt hiệu quả cao. Tùy theo các mức độ gây hại (5-50%) nông dân đã phải tiêu hủy ruộng lúa vì không có khả năng cho thu hoạch mặc dù nông dân đã sử dụng thuốc hóa học nhiều lần.

<< < 1 2 3 4 5 6 7  ... > >>