Phòng chống thiên tai & TKCN
Sáng ngày 31/3, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Vĩnh Long thông tin qua theo dõi trên ảnh mây vệ tinh, ra đa thời tiết cho thấy mây dông phát triển trên địa bàn các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và dịch chuyển dần về phía tỉnh Vĩnh Long. Vùng mây dông có xu hướng tiếp tục phát triển và gây ra mưa rào kèm theo dông, sét cho các nơi trong tỉnh như: Vũng Liêm, Mang Thít, Trà Ôn và lan sang các khu vực lân cận khác.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vào cuối tháng 1 đầu tháng 2/2025, độ mặn ở vùng ven biển ĐBSCL vẫn ở mức cao - ranh mặn 4‰ ở các cửa sông Cửu Long cách biển từ 42-60km, đồng thời xâm nhập mặn ở ĐBSCL sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian cuối tháng 02-4/2025 với mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020. Thời kỳ cao điểm xâm nhập mặn, có khả năng xảy ra thiếu nước ngọt cục bộ, nhất là tại khu vực ven biển, xâm nhập mặn sâu vào các cửa sông có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của Nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Từ đầu năm đến nay, hạn mặn, ngập lụt, mưa trái mùa đã xuất hiện nhiều nơi ở Vĩnh Long. Hiện tại, hiện tượng ENSO đang trong điều kiện La Nina, với chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển khu vực xích đạo trung tâm Thái Bình Dương thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) 0,60C trong tuần đầu tháng 2/2025.
Chiều nay (23/12), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa đã mạnh lên thành bão. Đây là cơn bão số 10 hoạt động trên Biển Đông trong năm 2024.
Dự báo, giai đoạn cuối tháng 11 đầu tháng 12/2024 có khả năng mưa nhiều cùng với mực nước lên theo diễn biến triều, do đó người dân trong tỉnh cần theo dõi thường xuyên diễn biến thời tiết, thủy văn để chủ động các giải pháp chăm sóc trà lúa Thu Đông muộn, lúa Đông Xuân giai đoạn mạ đến làm đòng và bảo vệ vườn cây ăn trái.
Theo nhận định của Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam, lũ đầu nguồn sông Cửu Long đã xuống thấp nhưng triều cường sẽ tăng trở lại vào những ngày đầu và giữa tháng 11/2024, đặc biệt triều cường vào giữa tháng 11 (kỳ triều rằm tháng 10 âm lịch) dự báo đỉnh triều xuất hiện vào ngày 17, 18/11 ở mức cao (cao nhất trong năm 2024).
Hiện nay, có 3 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên biển. Theo đó, bão số 7 (YINGXING) hoạt động trên Biển Đông, ngoài ra, trên khu vực phía Đông của Philippin đang có tới 2 cơn bão và 1 cơn áp thấp nhiệt đới.
Kỳ triều đầu tháng 11 (kỳ triều đầu tháng 10 âm lịch) trên sông Tiền tại trạm Mỹ Thuận đã đạt đỉnh. Theo đó, đỉnh mực nước xuất hiện vào ngày 2-3/11 (nhằm ngày 2-3 tháng 10 âm lịch) đạt 1,97 m, cao hơn mức báo động 3 là 17 cm và thấp hơn so với đỉnh mực nước kỳ triều rằm tháng 9 âm lịch là 17 cm.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Vĩnh Long, đỉnh triều hằng ngày đang tiếp tục lên theo diễn biến của kỳ triều rằm tháng 9 âm lịch. Đỉnh triều vào chiều ngày 17/10 trên sông Tiền tại trạm Mỹ Thuận đạt 2,09 m (cao hơn đỉnh triều buổi sáng cùng ngày là 8 cm), trên sông Hậu tại trạm Cần Thơ đạt 2,13 m (cao hơn đỉnh triều buổi sáng cùng ngày là 2 cm).
Những ngày đầu tháng 10, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long xảy ra đợt mưa diện rộng với một số ngày có mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao gây ngập lụt, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Mực nước trên các sông, rạch ở Vĩnh Long có xu hướng lên nhanh theo kỳ triều đầu tháng 9 âm lịch, gây ra ngập lụt khu vực nội ô TP Vĩnh Long, các vùng ven sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Mang Thít và sông Hậu.
Điều kiện thời tiết, thủy văn bất lợi trong những ngày qua khi đồng thời xảy ra mưa lớn diện rộng cùng với mực nước trên các sông, rạch nội đồng vượt Báo động III đã gây ra nhiều tác động đối với đời sống, sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân trong tỉnh.
Theo nhận định của Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam, lũ đầu nguồn sông Cửu Long sẽ gia tăng trong những ngày tới do mưa lũ thượng nguồn tăng kết hợp triều cường cao (kỳ triều rằm tháng 8 âl) và khả năng đạt đỉnh lũ tháng 9 từ ngày 19-22/9/2024 (nhăm ngày 17-20/8 âl): tại trạm Tân Châu dao động ở mức 3-3,2m thấp hơn mức báo động 1 (BĐ) từ 0,3- 0,5m; tại trạm Châu Đốc được dự báo dao động ở mức 2,8-3m xấp xỉ hoặc thấp hơn mức BĐ1 là 0,2m; tại trạm Cần Thơ dự báo đạt mức từ 2,05-2,15m cao hơn mức BĐIII từ 0,05-0,15m; tại trạm Mỹ Thuận dự báo đạt mức từ 1,95-2,05m, cao hơn mức BĐIII từ 0,15-0,25m. Trong trường hợp cực đoan vào thời điểm đỉnh lũ kết hợp triều cường dâng cao xuất hiện thêm yếu tố thời tiết bất lợi mưa to gió lớn thì đỉnh lũ tại Cần Thơ và Mỹ Thuận có thể lên cao hơn so với nhận định ở trên từ 5-10cm.
Hiện nay, dải hội tụ nhiệt đới có trục vắt qua khu vực Trung Bộ nối với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông kết hợp gió mùa Tây Nam có xu hướng hoạt động mạnh sẽ gây tác động thời tiết xấu ở nhiều vùng, miền trên cả nước.
Ngày 8/9/2024, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục vắt qua Bắc Bộ nối với hoàn lưu vùng thấp suy yếu từ bão số 3 kết hợp gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã xảy ra mưa vừa, mưa to. Đây cũng là lần thứ hai xảy ra mưa lớn diện rộng trong tháng 9.
Từ ngày 26/8 đến ngày 3/9/2024, gió mùa Tây Nam có xu hướng hoạt động mạnh dần, mưa xảy ra diện rộng vào chiều và tối với một số ngày có mưa vừa, mưa to. Ngoài ra, mực nước trên các sông, rạch tăng nhanh vào kỳ triều đầu tháng 8 âm lịch gây ra ngập lụt ở khu vực đô thị thành phố Vĩnh Long và các vùng ven sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Mang Thít.
Mặc dù đã bước sang tiết Lập Thu, tuy nhiên diễn biến thời tiết trên địa bàn tỉnh khá dị thường khi tổng lượng mưa không nhiều và nền nhiệt độ ở mức cao. Đáng lưu ý, giá trị nhiệt độ cao nhất ngày 18/8 đạt 35,3°C được đánh giá cao nhất so với quan trắc cùng kỳ trong vòng 13 năm trở lại đây, cùng với hiện tượng dông, sét xảy ra vào các ngày 12/8 và từ 16-18/8.
Lập Thu là một trong những tiết khí trong lịch âm của người Việt Nam, đánh dấu thời điểm giao mùa từ mùa hè sang mùa thu. Năm nay, Lập Thu chính thức bắt đầu từ ngày 7/8/2024 (nhằm ngày 4/7 âm lịch năm Giáp Thìn), theo quan niệm của dân gian thì thời điểm này là “Lập Thu muộn”.
Từ đầu tháng 7 đến nay, trên địa bàn tỉnh liên tục xảy ra nhiều ngày mưa diện rộng, một số ngày có mưa lớn đạt trên 50% số trạm quan trắc. Trong đó, từ ngày 10/7/2024 đến ngày 20/7/2024 có nền nhiệt độ trung bình ngày thấp hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN), đây là điều chưa từng xảy ra kể từ đầu năm nay. Điều kiện thời tiết mưa nhiều, ít nắng, độ ẩm cao đã gây những ảnh hưởng bất lợi cho vụ lúa Hè Thu đang chín chờ thu hoạch và lúa Thu Đông đang giai đoạn mạ đến đẻ nhánh.