
Trong những năm gần đây nhiều nông hộ chăn nuôi đã hiểu rằng không chỉ nuôi chuyên canh mà phải có sự kết hợp ,đó là nuôi thuỷ sản kết hợp với trồng trọt và chăn nuôi,lợi ích của mô hình sẽ tận dụng đuợc diện tích mặt nước để nuôi trông thuỷ sản và chăn nuôi, bên cạnh làm vườn và trồng hoa màu. Nhằm mục đích tạo ra nhiều sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập. Hiện nay mô hình sản xuất kết hợp này đang phổ biến rộng rãi và có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế để góp phần cải thiện đời sống của nông dân nghèo. Trong đó mô hình VAC phát triển đa cây, đa con, lấy ngắn nuôi dài giúp nhiều nông hộ thoát nghèo. Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Quang chi hội trưởng chi hội nông dân (Ấp Nhơn Ngãi -Xã Nhơn Bình-Trà Ôn-Vĩnh Long)
Để thực hiện được mô hình này, ông cho biết trước đây gia đình tôi rất khó khăn. Nhưng nhận thấy quê mình có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế theo mô hình kết hợp nên quyết tâm thực hiện. Nhất là đất đai màu mỡ, nguồn nước ngọt tự nhiên dồi dào, việc phát triển kinh tế theo hướng sinh thái VAC là rất phù hợp. Điểm lợi của mô hình khép kín này là người chăn nuôi có thể tận dụng triệt để nguồn nước, nguồn thức ăn, các loại chất thải để đem lại hiệu quả kinh tế cao”.
Theo ông Nguyễn Văn Quang, vườn và chuồng có mối quan hệ hỗ trợ rất mật thiết. Vườn cung cấp các loại thức ăn cho chăn nuôi, ngược lại chuồng cung cấp phân bón từ chất thải gia súc, gia cầm cho cây trồng trong vườn. Ao cung cấp nước tưới và bùn làm tăng chất lượng đất cho cây trồng trong vườn, ngược lại nhiều loại trái cây trong vườn bị hư, thối… có thể tận dụng làm nguồn thức ăn rất tốt cho cá, các loài gia súc, gia cầm. Rất nhiều sản phẩm và nguyên liệu được lấy từ ao là nguồn thức ăn bổ sung có giá trị dinh dưỡng cao cho vật nuôi. Ban đầu người chăn nuôi lấy nước từ ao lên để rửa sạch và vệ sinh hệ thống chuồng trại chăn nuôi. Sau đó lại tiếp tục tận dụng nước thải đó đã qua xử lý đưa trở lại ao để trở thành nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cá.
Mấy năm qua nhờ chịu khó học hỏi, tham gia các buổi tập huấn, hội thảo và đi nhiều nơi tham quan các mô hình làm ăn có hiệu quả.Từ đó ông rút được kinh nghiệm và vận dụng những kiến thức mà anh đã học được áp dụng vào mô hình của mình. Ông tận dụng diện tích rất có hiệu quả không để bỏ phí một thứ gì ra ngoài . Trong vườn ông trồng dừa, xây dựng chuồng heo, thỏ, chuồng sàn nuôi gà,vịt, phân gà vịt, heo nuôi cá ở dưới ao, trên bờ anh trồng các loại hoa màu và những phụ phẩm của hoa màu anh tận dụng làm thức ăn phụ cho heo. Ông cho biết thêm trước thời điểm dịch bệnh, chuồng heo của ông lúc nào cũng có 2 con nái, 4 heo thịt, thỏ 200-300 con, giờ thì đã xuất bán hết, khi dịch bệnh ổn định thì nuôi tiếp tục. Vịt một đợt 500-800 con, dưới ao của ông lúc nào cũng có sẳn khoảng 500-700kg cá các loại (tai tượng, rô phi, chép…), ngoài ra ông còn có thêm nuôi ếch trong vèo mỗi đợt nuôi 5.000 đến 10.000 con, nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa. (riêng tiền bán dừa đợt cho ông hơn 5 triệu đồng )
Nhờ tính kiên trì chịu khó, sau nhiều năm đúc kết kinh nghiệm, ông đã thành công với mô hình vườn, ao, chuồng của mình,với diện tích 10.000m2 hàng năm sau khi trừ các khoản chi phí cho ông thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm. Đây là một khoảng thu nhập khá lớn đối với hộ nông dân ở nông thôn như thời điểm hiện nay.
Ông tâm sự tôi rất vui vì đến nay mô hình VAC của tôi đã phát huy được cái giá trị của nó,thời gian dầu mới thực hiện cũng gặp không ít khó khăn vì chưa năm rỏ hết kỹ thuật, lâu dần từ từ rút ra được kinh nghiệm. Tôi thấy ưu điểm của mô hình này là tăng khả năng sản xuất trên diện tích dất của nông hộ, tận dụng được tối đa nguồn thức ăn tự nhiên,các phụ phẩm trồng trọt để phục vụ cho chăn nuôi và sản phẩm thải, thức ăn thừa của gia súc-gia cầm cho nuôi thuỷ sản. Mặt khác còn tận dụng được một lượng lớn phân hữu cơ để bón cho trồng trọt và cải tạo đất rất tốt hạn chế ô nhiễm môi trường, như vậy sẻ giảm được chi phí sản xuất và tăng thu nhập.
Song ,để dạt được hiệu quả cao hơn, nông dân cần tiếp cận khoa học kỹ thuật, cần cù, nhạy bén trong việc lựa chọn các loại cây trồng có giá trị thị trường, nhất là trong vườn cây ăn trái kết hợp với trồng cỏ nuôi bò, dê, cá cho thu nhập cao, ít biến dộng theo thị trường.
Theo ông Nguyễn Duy Phước, chủ tịch hội Nông Dân xã Nhơn Bình. Mô hình VAC đã đem đến cho người nông dân nhiều lợi ích rõ rệt, để người dân nhân rộng mô hình cũng như nắm vững quy trình hội Nông Dân xã thường xuyên phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức tập huấn các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi cho các hội viên .Trong thời gian tới địa phương sẽ phối hợp với các đoàn thể hướng dẫn nông dân ở các ấp tham quan học hỏi mô hình này và nhân rộng ra cho các ấp khác để giúp nông dân đầu tư mô hình làm ăn hiệu quả phát triển kinh tế gia đình./.
Nguồn: Bản tin NNNT