
Hình 1. Bò bị stress nhiệt
Các triệu chứng của stress nhiệt như thở há miệng và bồn chồn, kèm theo một ít nước dãi. Khi nhiệt độ mùa hè tăng cao, cần chú ý đến dấu hiệu stress nhiệt thông qua hoạt động gia súc; nhưng thường xuyên bị bỏ qua, dẫn đến gia súc bị sụt cân, không thể sinh sản hoặc chết. Gia súc không tản nhiệt cơ thể qua tiết mồ hôi; thay vào đó là thở. Khi quá nóng và không thể hạ nhiệt, gia súc có nguy cơ bị stress nhiệt cấp tính, dẫn đến tử vong. Stress nhiệt mãn tính hoặc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc tăng trọng.
Để nhận biết stress nhiệt, nên theo dõi nhịp thở gia súc (Hình 2). Nhịp thở bình thường gia súc là dưới 90 nhịp thở mỗi phút hoặc một nhịp thở rưỡi mỗi giây. "Một con vật thở hơn 2,1 nhịp thở mỗi giây có khả năng bị stress nhiệt khẩn cấp".

Dưới đây là năm kỹ thuật sử dụng để giữ mát cho gia súc vào mùa hè.
1. Nước: khoảng cách 5-7,5 cm không gian đầu cho ăn trong khu nuôi, nơi cấp nước rất quan trọng để ngăn ngừa stress nhiệt. Kiểm tra áp lực nước để đảm bảo bồn chứa luôn đầy. Gia súc uống nhiều hơn 9 lít trên 50 kg trọng lượng cơ thể khi stress nhiệt.
2. Vòi phun nước: sử dụng vòi phun nước để nhẹ nhàng làm ướt gia súc. Tránh sốc nước lạnh. Không phun sương vào không khí để làm mát con vật; sương không xuyên qua lông đến da.
3. Nguồn nước: đảm bảo gia súc quen với loại và vị trí nguồn nước. Cung cấp đủ nước và không gian cho gia súc uống.
4. Bóng râm: sử dụng bóng râm nhân tạo hoặc tự nhiên, khuyến nghị 6-12 m2 bóng râm mỗi đầu gia súc. Vải che nắng phải cách mặt đất ít nhất 2,4 m để có đủ luồng gió. Hướng bóng râm theo hướng đông tây hoặc bắc nam.
5. Xử lý gia súc: không chăn thả gia súc khi nhiệt độ cao. Nên chăn thả vào sáng sớm, trời mát. Không để gia súc đứng hơn 30 phút trong khu vực bị ảnh hưởng, dễ bị stress hơn. Yếu tố quan trọng để giảm stress nhiệt là khả năng tiếp cận nguồn nước, bổ sung thêm bể chứa hoặc cung cấp thêm nước cho gia súc nếu stress nhiệt.
Lê Ngọc Hường