
Ảnh minh họa
Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025: diện tích gieo trồng các loại cây trồng chủ lực và tiềm năng của tỉnh 178.900 ha, sản lượng 2.674.690 tấn/năm. Trong đó, diện tích gieo trồng nhóm cây chủ lực 135.500 ha (cây lúa, khoai lang, cây có múi: bưởi Năm Roi, bưởi Da xanh, cam Sành), với sản lượng 2.112.700 tấn/năm; diện tích nhóm cây tiềm năng 43.400 ha (cây xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, mít, dừa và cây ăn trái khác), với sản lượng 659.490 tấn/năm.Tại các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung: tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt 30%; tỷ lệ diện tích trồng mới, trồng tái canh sử dụng giống chất lượng cao 70-80%; tỷ lệ diện tích cây ăn quả áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt hoặc tương đương 25%; diện tích được áp dụng hệ thống tưới tiên tiến đạt từ 20-30%.
Đến năm 2030: diện tích gieo trồng các loại cây trồng chủ lực và tiềm năng của tỉnh 169.500 ha, sản lượng 2.645.950 tấn/năm. Trong đó, diện tích nhóm cây chủ lực 124.500 ha (cây lúa, khoai lang, cây có múi: bưởi Năm Roi, bưởi Da xanh, cam Sành), với sản lượng 1.963.100 tấn/năm; diện tích nhóm cây tiềm năng 45.000 ha (cây xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, mít, dừa và cây ăn trái khác), với sản lượng 682.850 tấn/năm. Tại các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung: tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt 60-70%; tỷ lệ diện tích trồng mới, trồng tái canh sử dụng giống chất lượng cao 80-90%; tỷ lệ diện tích cây ăn quả áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt 40-50%; diện tích được áp dụng hệ thống tưới tiên tiến đạt từ 30-40%.
Định hướng phát triển cây trồng chủ lực và tiềm năng đến năm 2030 là củng cố, phát triển các vùng chuyên canh lúa, khoai lang và các vùng cây ăn quả tập trung, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, nâng cao diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, tiêu chuẩn hữu cơ để mở rộng thị trường xuất khẩu. Theo đó sẽ có hơn 11 loại cây trồng được định hướng phát triển bao gồm: cây lúa, khoai lang, bưởi Năm Roi, bưởi Da xanh, cam Sành, xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, mít, dừa và cây ăn trái khác. Các cây được định hướng phát triển ở các vùng trọng điểm phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng huyện, thị xã, thành phố./.
(Nguồn: Quyết định số 1607/QĐ-UBND, ngày 10/7/2023 về ban hành Kế hoạch sản xuất cây trồng chủ lực và tiềm năng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long)
Nguồn: Bản tin NNNT